
Bạn đang quan tâm đến cơ hội chuyển ngành, chuyển nghề sang Công nghệ thông tin? Bạn muốn học phát triển ứng dụng web hoặc khoa học dữ liệu nhưng bạn không chắc chắn về các lựa chọn của mình. Câu hỏi chắc chắc bạn sẽ đặt ra trong đầu rằng: “Giữa Coding Bootcamp và bằng cấp, tôi nên đăng ký tham gia chương trình đào tạo nào đây?”.
Bài viết này sẽ phân tích sự khác biệt giữa hai con đường Coding Bootcamp và bằng cấp. Các yếu tố cần xem xét bao gồm những gì phù hợp nhất với phong cách học tập, lối sống và kết quả mong muốn của bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
Coding Bootcamp và bằng cấp: Điểm khác nhau
Coding Bootcamp là một chương trình giáo dục cô đọng kiến thức trong thời gian ngắn với cường độ cao. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể đi làm được luôn mà không cần qua bất kỳ chương trình đào tạo nào khác. Chương trình này thường ít tốn kém hơn so với đi học đại học nhưng sẽ thiếu uy tín hơn về mặt bằng cấp.
Bằng cấp của các trường đại học đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian để đa dạng các môn học hơn và lựa chọn môn chuyên ngành mà mình yêu thích hơn.
Những điều sẽ được học
Những gì bạn sẽ học khác nhau tùy theo chương trình Coding Bootcamp và trường đại học. Nói chung, chương trình Coding Bootcamp sẽ liên tục được cập nhật, cải tiến để phù hợp với ngành công nghệ thông tin đang thay đổi nhanh chóng và nhu cầu của nhà tuyển dụng. Họ sẽ tập trung vào các loại công nghệ để lập trình ứng dụng web, ứng dụng di động và khoa học dữ liệu.
Các trường đại học sẽ tập trung vào lý thuyết đằng sau cách máy tính và mã nguồn hoạt động, về thuật toán hay cơ sở dữ liệu, cách quản lý và tối ưu mã nguồn,…
Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu lý do tại sao và cách thức chuyên sâu hơn thì bằng cấp về khoa học máy tính, công nghệ thông tin hoặc toán học tại các trường đại học có thể phù hợp hơn với bạn. Nhưng nếu bạn đang muốn chuyển ngành, chuyển nghề để đi làm luôn hoặc cập nhật kiến thức của mình thì Coding Bootcamp sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Học phí, thời gian
Học phí của một khóa Coding Bootcamp và tại đại học sẽ khác nhau. Nó dựa vào lượng thời gian dành cho đào tạo, số tiền thực tế được trả và chi phí cơ hội được tích lũy như một sản phẩm của hai yếu tố trước đây.
Học phí của một khóa Coding Bootcamp hiện tại dao động từ 40-60 triệu đồng, tùy vào từng đợt trong năm và chương trình khuyến mại mà học phí có thể sẽ giảm đi đáng kể. Ở đại học, bạn sẽ phải đăng ký theo tín chỉ trên trường. Tham khảo học phí của trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN, mức học phí tương ứng với 1 tin chỉ với ngành CNTT hệ chuẩn là 715.000đ/tín chỉ và bạn sẽ phải đóng 26.100.00đ/năm. Với hệ chất lượng cao, học phí sẽ là 35.000.000đ/năm. Mỗi năm học phí sẽ tăng xấp xỉ 10%. Đây cũng là điều cần cân nhắc khi bạn lựa chọn giữa 2 chương trình học.
Thời lượng trung bình cho một khóa Coding Bootcamp sẽ thường rơi vào khoảng 5-6 tháng toàn thời gian. Nhưng đó chỉ là mức trung bình. Thời lượng Bootcamp có thể dao động từ 6-12 tháng tùy thuộc vào chương trình học và lịch trình học tập của bạn. Thời gian trung bình cho bằng Cử nhân về chuyên ngành Công nghệ thông tin là từ 4-5 năm. Từ góc độ thời gian, Coding Bootcamp có thể sẽ hấp dẫn hơn.
Cơ hội việc làm, phát triển sự nghiệp
Thị trường việc làm ở cấp độ Fresher dành cho các lập trình viên là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc học viên tốt nghiệp chương trình Coding Bootcamp sẽ có mức lương trung bình tương tự nhau, khoảng từ 8-15 triệu. Tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia, mức lương có thể sẽ cao hơn nếu ứng viên biết và thành thạo ngoại ngữ.
Theo nghiên cứu, sinh viên mới tốt nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn vì ở trường đại học, họ sẽ được dạy rất nhiều môn khác nhau. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến việc kiến thức dàn trải và không chuyên sâu. Với học viên tốt nghiệp chương trình Coding Bootcamp, họ sẽ tập trung vào chuyên môn nhiều hơn và thường làm những công việc mà thị trường việc làm đang săn đón như Lập trình viên front-end, Lập trình viên back-end, Lập trình viên full-stack, chuyên gia phân tích dữ liệu,….
Ngoài ra, điểm hấp dẫn chính của chương trình Coding Bootcamp là học viên khi tốt nghiệp đều được cam kết việc làm. Nếu học viên không thể xin được việc trong 45 ngày sau khi tốt nghiệp, toàn bộ học phí bạn đã bỏ ra từ khi nhập học đều được hoàn trả lại.
Tại Việt Nam, CodeGym là đơn vị đầu tiên và lớn nhất áp dụng mô hình Coding Bootcamp trong đào tạo lập trình. Sau hơn 4 năm thành lập và phát triển, CodeGym đã cung cấp hơn 5000 lập trình viên chất lượng cho thị trường CNTT trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, với năng lực đào tạo chất lượng, CodeGym cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp khóa học.
Ưu điểm và nhược điểm
Mình sẽ tóm gọn lại giúp các bạn một số ưu và nhược điểm của 2 chương trình đào tạo nói trên để các bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân.
Ưu điểm
Coding Bootcamp
- Thời gian ngắn hơn
- Học phí thấp hơn
- Chương trình học bám sát nhu cầu thị trường
- Học và thảo luận theo nhóm
- Học thực hành nhiều hơn
- Toàn thời gian (8h/ngày)
- Cam kết việc làm khi tốt nghiệp
- Lộ trình và kết quả học tập rõ ràng
- Lớp học tương đối nhỏ khoảng 20 học viên
- Có giảng viên, cố vấn chuyên môn kèm cặp
Đại học
- Học lý thuyết về công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu/…
- Tự chọn chủ đề để tìm hiểu sau hơn
- Có khả năng kết nối giữa sinh viên và giảng viên
- Bằng cấp trường top đầu sẽ có nhiều uy tín
- Mở cửa cho các chương trình sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)
Nhược điểm
Coding Bootcamp
- Cách đào tạo khác với truyền thống, học với cường độ cao, đòi hỏi học viên phải quyết tâm học
- Học ít lý thuyết hơn
- Bằng cấp không có nhiều giá trị
Đại học
- Học phí đắt hơn
- Có thể phải chuyển đến một thành phố/quốc gia khác
- Thời gian học dài, ít nhất từ 4-5 năm
- Chương trình giảng dạy không được cập nhật
- Lớp học đông sinh viên, trung bình từ 60-90 sinh viên
- Có giới thiệu việc làm nhưng không có cam kết đầu ra
- Kết quả học tập không rõ ràng, tùy vào ý thức của sinh viên
Kết luận
Với lựa chọn Đại học, bạn sẽ có nhiều thời gian để học và chuẩn bị hành trang cho chuyên ngành, lĩnh vực mà bạn quan tâm. Bạn có sẽ nhiều cơ hội kết nối với bạn bè và thầy cô nhiều hơn, đây cũng là môi trường giúp bạn cọ xát kiến thức. Tuy nhiên, hãy lưu ý là việc học của bạn sẽ không được ai kèm cặp, nhắc nhở hay hỗ trợ bạn mỗi khi gặp khó khăn. Hãy chủ động tìm kiếm, tạo dựng cơ hội cho bản thân để tỏa sáng nhé!
Với những người có định hướng khác, một số người chọn Coding Bootcamp để trau dồi kỹ năng của họ hoặc chuyển sang một nghề mới. Một số người cũng chọn Coding Bootcamp để bổ sung cho chương trình đào tạo đại học vì các chương trình đào tạo luôn được cập nhật và đáp ứng được những thay đổi của công nghệ. Ngoài ra, một số nhà tuyển dụng có thể trả tiền để bạn tham gia các chương trình đào tạo nội bộ nhân viên công ty nếu nó mang lại lợi ích cho nhân viên và cho chính công ty của họ.
Mọi lựa chọn đều nằm ở bạn, hãy đưa ra lựa chọn phù hợp với định hướng và khả năng của bản thân, gia đình, đừng dựa trên lời khuyên của 1-2 người hay theo số đông để lựa chọn. Hãy tự làm chủ bản thân và tiến lên phía trước. Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm về chương trình đào tạo lập trình viên từ con số 0 trong 5 tháng
Be the first to comment